CO2 là tác nhân chính gây nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Nguồn khoáng chất vô tận trong tự nhiên có thể loại bỏ được CO2 khỏi khí quyển, nhưng phản ứng này có thể mất hàng trăm đến hàng nghìn năm, vượt quá mức tốc độ phát thải của con người. Nhận thấy điều đó, hai nhà hóa học Kanan và Yuxuan Chen (ĐH Stanford) đã nghiên cứu công nghệ từ quy trình sản xuất xi măng truyền thống, phát triển quy trình mới hấp thụ CO2 từ các khoáng chất tự nhiên.
Với quy trình sản xuất xi măng truyền thống, đá vôi được nung ở 1.400 độ C, chuyển hóa thành calcium oxide (CaO), rồi trộn với cát để tạo ra thành phần chính trong xi măng. Thay vì dùng cát, hai nhà hóa học đã kết hợp CaO với một loại khoáng chất khác chứa magie (Mg) và silicate. Khi được nung nóng, hai loại khoáng chất này phản ứng và chuyển thành MgO và canxi silicate (Ca2O4Si), hai loại kiềm phản ứng mạnh với CO2 có tính axit trong không khí.
Theo đó ở nhiệt độ phòng, khi để MgO và Ca2O4Si tiếp xúc với nước và CO2 tinh khiết, chúng chuyển hóa hoàn toàn trong vòng hai giờ. Sau phản ứng, carbon từ CO2 bị giữ lại trong hợp chất mới. Trong môi trường tự nhiên, khi tiếp xúc với nồng độ CO2 thấp hơn nhiều so với CO2 tinh khiết từ bể chứa thí nghiệm, các hợp chất phản ứng hóa học mất nhiều tuần và nhiều tháng để chuyển hóa, tuy nhiên vẫn nhanh hơn hàng nghìn lần so với quá trình tự nhiên.
Nhà máy xi măng Bình Phước – VICEM Hà Tiên
Theo các nhà khoa học từ Liên Hiệp Quốc, giải pháp này là cần thiết, bên cạnh các công nghệ loại bỏ vĩnh viễn CO2 khỏi khí quyển. Giới chuyên gia cũng cho rằng cần cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch để ngăn tình trạng nóng lên toàn cầu.
Nguồn: Tổng hợp