Trên thế giới, máy móc xây dựng hiện đang thải ra khoảng 400 triệu tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải từ ngành hàng không quốc tế. Các thành phố đang tiêu thụ 2/3 lượng năng lượng toàn cầu và hơn 70% lượng khí thải carbon hàng năm trên thế giới. Hiện nay, hơn 1/2 dân số thế giới sống ở các thành phố, và con số này dự kiến sẽ tăng lên gần 70% vào năm 2050.
Báo động lượng khí thải từ ngành xây dựng
Tại Việt Nam, theo Bộ Công thương, năm 2024, ngành xây dựng Việt Nam có bước tiến lớn với GDP đạt 7,8-8,2% và đô thị hóa đạt 44,3%, vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển là thách thức về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải carbon. Dự báo của chuyên gia cho rằng phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2030 có thể đạt 125 triệu tấn CO2 và 148 triệu tấn vào 2050, gấp 2,3 lần so với năm 2015.
Sản xuất xi măng là ngành sinh ra khí nhà kính nghiêm trọng
Thực tế cho thấy, sử dụng năng lượng hiệu quả, từng bước loại bỏ việc dùng nhiên liệu hóa thạch tại công trường, triển khai các công nghệ tiết kiệm năng lượng và giảm lượng tiêu thụ dầu diesel là những thực trạng đang được đặt ra với ngành xây dựng.
Hiện nay, máy móc xây dựng đang dần tiến tới điện khí hóa, thay thế bằng nguồn điện tái tạo và tiết kiệm năng lượng nhờ hiệu suất cao của công nghệ điện. Đó là chìa khóa then chốt để giảm phát thải carbon ngành xây dựng tại Việt Nam, cụ thể từ máy móc xây dựng, trong đó máy xúc là ví dụ điển hình và chiếm tới 50% tổng lượng CO2. Tuy nhiên, việc triển khai điện khí hóa toàn diện cho máy xúc cần yêu cầu cao về năng lượng, hạn chế về sạc, kích thước pin và cường độ làm việc lớn.
Máy đào của Công ty XCMG ứng dụng công nghệ hybrid
Với mục tiêu Net Zero năm 2050, ngành xây dựng Việt Nam cần có bước tiến mạnh mẽ, sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ tiên tiến để mang lại lợi ích kinh tế lâu dài. Các doanh nghiệp xây dựng cần chủ động đầu tư vào công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý năng lượng và tuân thủ các quy định về môi trường.
Nguồn: Tổng hợp